Vật liệu laminate được ra đời như một giải pháp giảm tình trạng khai thác gỗ tự nhiên bảo vệ môi trường. Nhưng điều thực sự được nhiều người yêu thích laminate là ở các ưu điểm của nó, bài biết sẽ giúp bạn hiểu hơn về laminate là gì?

Laminate là một vật liệu ra đời sau muộn nhưng lại được ưa chuộng sử dụng hiện nay. Điều này là do laminate có nhiều ưu điểm nổi bật, phù hợp với nhu cầu của người dùng. Do đó mà khi tìm hiểu vễ gỗ công nghiệp, bạn thường thấy cái tên gỗ laminate xuất hiện. Vậy laminate là gì? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài bài viết dưới đây.

I - LAMINATE LÀ GÌ?

Laminate là tên gọi của một loại vật liệu nhựa tổng hợp cao cấp có thuật ngữ khoa học là Hight Pressure Laminate (HPL). Ngoài ra người ta còn gọi laminate với cái tên kaf Formica

Vật liệu laminate được phát minh ra đời vào năm 1992 bởi 2 người Mỹ tên là Daniel J.O'Conor và Herbert A.Faber, với mong muốn tạo ra sản phẩm gỗ có chất lượng tốt có thể thay thế gỗ tự nhiên. Bởi vì họ muốn giảm tình trạng khai thác gỗ tự nhiên dẫn tới các hậu quả về môi trường như lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm môi trường....

Với nhiều ưu điểm nổi bật, đên dù sinh sau đẻ muộn hơn so với nhiều loại vật liệu khác, laminate vẫn được nhiều người yêu thích lựa chọn. Hiện nay, loại vật liệu này không chỉ thịnh hành ở Mỹ, các nước châu Âu, mà đã phổ biến ở nhiều nước châu Á. Gi ờ đây, người ta không quá chú trọng tới gỗ tự nhiên nữa, bởi vì các sản phẩm làm bằng gỗ công nghiệp, phủ các loại vật liệu như Acylic, Veneer, laminate, MFC, HDF... có nhiều kiểu dáng đẹp chất lượng tốt, giá thành phải chăng.

Một số ưu điểm khiến vật liệu laminate được ưa chuộng hiện nay là:

  • Có khả năng chống trầy xước cao giúp cho bề mặt sản phẩm nội thất giữ được vẻ đẹp ban đầu
  • Có thể chịu nhiệt tốt ví dụ như nhiệt từ tàn thuốc lá, nước nóng...
  • Chịu được lực va đập mạnh nên các sản phẩm ít bị cong vênh trong quá trình sử dụng
  • Không thấm nước do đó dễ dàng vệ sinh, lau chùi
  • Có khả năng chống mối mọt, ẩm mốc
  • Có nhiều màu sắc, vân gỗ phù hợp với nhiều yêu cầu thẩm mỹ

Với nhiều ưu điểm như vậy nên Laminate được sử dụng ép lên mặt gỗ công nghiệp để tăng tính thẩm mỹ và độ bền. Trên thực tế không có loại vân gỗ công nghiệp nào có tên là gỗ laminate, laminate là tên một loại vật liệu được phủ lên các bề mặt ván công nghiệp, hoặc ván ghép gỗ tự nhiên. Vì vậy với chất liệu tấm phủ laminate có thể tạo ra nhiều sản phẩm nội thất đẹp, có tính nghệ thuật cao, sản phẩm có độ cong hoặc uốn lượn mà vẫn đảm bảo được tiêu chí bền đẹp và giá cả phải chăng - là ưu điểm của gỗ công nghiệp

II- ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CẢU LAMINATE

1- Cấu tạo của tấm gỗ laminate

Các tấm phủ laminate gồm có 3 lớp màng phủ (overlay), lớp giấy thẩm mỹ (Decorative Paper) và lớp giấy nền (Kraft papers). Trong đó từng lớp có đặc điểm như sau:

  • Lớp màng phủ (Overlay): Đây là lớp keo trong suốt nằm ở trên cùng của tấm laminate. Lớp này được làm từ cellulose tinh khiết nhờ đó mà bề mặt gỗ không bị thấm nước, có độ cứng tốt và độ ổn định cao. Ngoài ra nó có khả năng chống trầy xước, có độ sáng bóng, không ẩm mốc, và dễ vệ sinh.
  • Lớp giấy thẩm mỹ (Decorative paper) Đúng như tên gọi của lớp thẩm mỹ, lớp này có các mẫu hoa văn, mẫu vân gỗ, màu sắc tạo kiểu cho tấm gỗ. Bởi vì nằm dưới lớp keo trong suốt của lớp màng phủ, được in trên giấy film đặc biệt và được ép ở nhiệt độ cao, do đó mà các màu sắc và kiểu dáng hoa văn bám chặt vào nhau, nên chúng được giữ nguyên và không bị bay màu theo thời gian, dưới tác động của môi trường và người sử dụng.
  • Lớp giấy nền (Kraft papers): Đây là lớp dưới cùng của các tấm gỗ laminate. Lớp kraft gồm nhiều lớp giấy màu nâu, xám được nén lại dưới nhiệt độ cao. Độ dày mỏng của tấm laminate phụ thuộc vào số lượng giấy được sử dụng. Đặc điểm của lớp giấy này là dai và bền do các lớp giấy được làm từ bột giấy, chất phụ gia. Tùy theo yêu cầu thiết kế của người sử dụng mà nhà sản xuất sẽ điều chỉnh số lượng giấy, để có độ dày như mong muốn. Các tấm laminate có độ dày trung bình từ 0.5 - 1mm, với loại uốn cong là 0.5mm, còn đối với dòng high gloss thì có độ dày 0.92mm.

2 - Các cách phân loại bề mặt laminate

Hiện nay có 3 tiêu chí được sử dụng để phân loại bề dày mặt laminate, đó là:

  • Khả năng uốn cong: Đối với tấm laminate loại bình thường, không có khả năng uốn cong thì có độ dày 0.5mm, 0.7mm, 0.92mm. Đối với tấm laminate loại có khả năng uốn cong post forming thì có độ dày 0,5mm
  • Tính chất bề mặt: Có 2 loại laminate là loại có bề mặt nhẵn không bóng gương và loại có độ bóng cao
  • Màu sắc: Chia thành 5 loại màu sắc cơ bản:

+ Màu đơn sắc: Là những tấm laminate có một màu duy nhất

+ Màu vân gỗ: Những tấm laminate có họa tiết và màu sắc vân gỗ, giả gỗ

+ Màu vân đá: Bề mặt của các loại vật liệu này giống như đá tự nhiên, người ta thường sử dụng họa tiết của đá granite, đá marble

+ Màu giả da: Các tấm này có hình thức và màu sắc như da thật

+ Màu 3d: Đây là các mẫu có hình ảnh 3d sinh động

3 - Ưu nhược điểm của tấm gỗ laminate:

Ưu điểm của tấm gỗ laminate:

Các tấm gỗ laminate có nhiều màu sắc, hoa văn họa tiết phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Người ta có thể lựa chọn được kiểu hoa văn mình thích bằng cách yêu cầu thiết kế ở lớp giấy thẩm mỹ, ngoài các loại màu trơn, màu vân gỗ thường thấy thì còn có loại màu ánh nhũ, màu xanh, màu kim loại...

Bề mặt laminate có khả năng chịu lực từ các tác động vật lý tốt, không bị trầy xước...Nhờ đó mà các sản phẩm nội thất có độ bền tốt, tuổi thọ cao, không bị bay màu.

Ván gỗ phủ laminate không thấm nước, ẩm mốc dễ vệ sinh lau chùi...tính thẩm mỹ cao nên được ứng dụng vào nhiều sản phẩm nội thất trong nhà.

Với tính chất dễ uốn cong nên giúp người thợ linh hoạt hơn trong việc sản xuất các sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao, tính thẩm mỹ tốt.

Nhược điểm của laminate:

Trong các loại chất liệu phủ ván công nghiệp thì laminate có giá thành khá cao, nhưng tính chất vẫn là vật liệu nhân tạo, giả gỗ nên chất lượng và độ bền vẫn không thể bằng gỗ tự nhiên được.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *